Posted By sanfiname Posted On Comment (4)

Các loại pháo nổ đang được “tuồn” vào Việt Nam trong dịp Tết


Sáng 12/1, tại vùng biển giáp ranh giữa hai huyện Tiên Yên và Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Phòng Trinh sát (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) và Đoàn Trinh sát số 1 đã phối hợp mật phục, tiến hành truy đuổi một xuồng máy cao tốc có biểu hiện nghi vấn, đang sang mạn hàng hoá với một phương tiện khác. 

Khi lực lượng Cảnh sát biển di chuyển đến gần vị trí, lợi dụng thời tiết sương mù, trời tối, gió mùa Đông Bắc, các đối tượng đã lên xuồng máy bỏ chạy.

Tại hiện trường, lực lượng Cảnh sát biển đã thu giữ được 1 mảng gỗ không có số hiệu, có gắn động cơ. Quá trình kiểm tra đã phát hiện trên mảng gỗ đang chở 45 hộp carton chứa pháo nổ mang nhãn hiệu Trung Quốc, tổng trọng lượng khoảng gần 300 kg.  

Do đang vào những ngày cận Tết, rất nhiều đối tượng đang tìm cách “tuồn” các loại pháo nổ vào Việt Nam với số lượng lớn. Các đối tượng này đã “sáng tạo” rất nhiều hình thức che giấu trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ, gây khó khăn cho lực lượng điều tra, vây bắt.

Trước đó, ngày 11/1 Cục Hải quan tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện 2 vụ vận chuyển hàng cấm, bắt 2 đối tượng, thu giữ hơn 64 kg pháo nổ các loại.

Nhằm ngăn hàng lậu, hàng cấm, đặc biệt là các loại pháo từ nước ngoài vào Việt Nam, từ cuối tháng 12/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo kế hoạch 119, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đồng thời, xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa… phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của trung ương đóng tại địa bàn…

Trong đó cần tập trung vào các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như: thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp…

Đặc biệt, đối với các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang… cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên các tuyến biên giới.

Facebook Comments Box

Comments (4)

  • Reading your article helped me a lot and I agree with you. But I still have some doubts, can you clarify for me? I’ll keep an eye out for your answers.

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *